ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH & THCS QT MỸ ÚC

———————

Số: 15/KH-QTMU

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

­__________________________

 

 

Quận 6, ngày 01 tháng 10  năm 2020

KẾ HOẠCH

Chiến lược phát triển giai đoạn 2020-2025

 

Trường TH & THCS Quốc Tế Mỹ Úc toạ lạc tại địa chỉ số 62 – 62A đường Minh Phụng, Phường 5, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.

I/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  1. Môi trường bên trong:

1.1 Đội ngũ cán bộ – giáo viên – nhân viên.

Tổng số CB, GV, NV: 25.

Trong đó: CBQL: 02;           GV: 14;          NV: 09

+ Giáo viên: GVCN lớp 5. GV bộ môn 9.

+ Trình độ GV:         Đạt chuẩn: 85.7% gồm:

Đại học: 12                            Trung cấp: 0

Cao đẳng: 02             Chưa qua đào tạo: 0

  • Học sinh.
KHỐI Số lớp Số HS

HS học
2 buổi/ngày

HS 2 buổi
bán trú

TA đề án

TA tăng cường

TA Tích hợp

Tin học

Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS
1 1 18     1 18     1 18     1 18
2 1 13     1 13     1 13        
3 2 29     2 29     2 29     2 29
4 1 15     1 15     1 15     1 15
5                            

TC

5 75     5 75     5 75     4 62
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
Nội dung Cơ sở chính Cơ sở phụ Cộng
Diện tích (m2)      
Bình quân m2/HS      
Tổng số phòng hành chính      
Phòng Hiệu trưởng 1    
Phòng Phó Hiệu trưởng 0    
Văn phòng (phòng văn thư, tài vụ, …) 1    
Phòng bảo vệ      
Tổng số phòng học tập      
Phòng học      
Phòng Âm nhạc      
Phòng Mĩ thuật      
Phòng Khoa học-Công nghệ      
Phòng Tin học 1    
Phòng Ngoại ngữ      
Phòng đa chức năng 1    
Tổng số phòng hỗ trợ học tập      
Phòng Thư viện 1    
Phòng Thiết bị 1    
Phòng tư vấn học đường và hỗ trợ HS khuyết tật 1    
Phòng truyền thống 0    
Phòng Đội 0    
Nhà đa năng (TDTT) 1    
Tổng số phòng phụ trợ      
Phòng họp 1    
Phòng Y tế 1    
Nhà kho 1    

Khu vệ sinh giáo viên:         01

Khu vệ sinh học sinh:          03

  1. Điểm mạnh, điểm yếu:
    • Điểm mạnh

– Ban Giám hiệu, Ban Giám đốc thống nhất chỉ đạo điều hành các hoạt động của nhà trường một cách đồng bộ hiệu quả. Phát huy dân chủ trong trường học. Được sự tin tưởng quý mến của cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

– Đội ngũ giáo viên đoàn kết, luôn nhiệt tình trong công việc, có tinh thần trách nhiệm yêu nghề gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, nhiều giáo viên có triển vọng tốt, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới tích cực ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt. Phần lớn đội ngũ có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có nghiệp vụ sư phạm tốt, có tinh thần trách nhiệm.

– Chất lượng giáo dục đại trà khá ổn định, nâng cao chất lượng qua từng năm học.

– Sau nhiều năm hoạt động nhà trường đã thu được những kinh nghiệm về công tác quản lý, các nề nếp đã đi vào ổn định. Cảnh quan nhà trường đảm bảo “Xanh – Sạch – Đẹp- An toàn”, thu hút CMHS trên địa bàn tin tưởng gửi con em vào học tại trường.

  • Điểm yếu

– Tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề, cần phải có thời gian rèn luyện để nâng cao tay nghề, bên cạnh đó còn một số ít giáo viên chưa đầu tư nhiều cho chuyên môn nghiệp vụ, ngại đổi mới. Nhiều giáo viên bị bệnh hiểm nghèo.

– Phụ huynh học sinh chủ yếu làm nghề nông theo mùa vụ, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc quan tâm con em học tập và xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế.

  1. Môi trường bên ngoài:
    • Thời cơ:

– Đảng và Nhà nước coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có nhiều chính sách ưu tiên phát triển giáo dục.

– Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là của UBND phường và Phòng GD&ĐT Buôn Hồ

– Yêu cầu về chất lượng giáo dục của học sinh và phụ huynh học sinh ngày càng cao. Phụ huynh học sinh đã quan tâm đến việc học tập của con em và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho con em được học tập.

– Trong những năm học gần đây các tổ chức xã hội, các đoàn thể và cá nhân đã tham gia tích cực vào công tác huy động các nguồn lực tạo môi trường giáo dục thuận lợi cho nhà trường.

– Cơ sở vật chất ngày càng được củng cố, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cho công tác dạy và học ngày càng có hiệu quả.

  • Thách thức:

– Trong thời kỳ hội nhập và phát triển yêu cầu đòi hỏi của xã hội cũng như của gia đình học sinh ngày càng cao về chất lượng giáo dục, đó là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

– Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý phải đáp ứng tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục. Cần có sự bứt phá vươn lên, sự cạnh tranh về chất lượng giáo dục giữa các trường trong khu vực. Từng bước khẳng định thương hiệu của nhà trường.

  1. Đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020.

      4.1 Mặt đạt được:

– Nhà trường đã xây dựng được một đội ngũ Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt.

– Giúp học sinh tạo dựng được động cơ, thái độ học tập tốt, chủ động và tự tin trong học tập, có kỉ cương và nề nếp, biết hợp tác và tôn trọng mọi người.

– 100% Cán bộ – Giáo viên – Nhân viên đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, có nhiều giáo viên tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Giáo viên tích cực đổi mới quản lý lớp học bằng biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực. Trong 5 năm học gần đây trường không có học sinh bỏ học.

– Hiệu suất đào tạo các khóa học đạt trên 90%.

      + Nguyên nhân khách quan:

– Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo trong công tác xây dựng nhà trường.

– Xã hội phát triển đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.

      + Nguyên nhân chủ quan:

– Nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về năng lực và phẩm chất.

– Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường nhiệt tình, tích cực trong công tác xây dựng động cơ, thái độ học tập và nề nếp, kỉ luật của học sinh.

– Tập thể nhà trường luôn có ý thức và trách nhiệm trong phong trào xây dựng môi trường thân thiện – học sinh tích cực và công tác giáo dục đạo đức, kỉ luật cho học sinh.

  • Mặt chưa đạt được:

– Tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi còn thấp.

– Nhân sự chưa ổn định công tác tại trường nhiều năm.

      +  Nguyên nhân khách quan:

– Chất lượng đầu vào của học sinh còn hạn chế, một số em có bệnh lí chậm phát triển.

– Một bộ phận phụ huynh học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, lo mưu sinh nên không quan tâm đến việc học tập của con em.

      + Nguyên nhân chủ quan:

– Một vài học sinh chưa có ý thức hợp tác với giáo viên và bạn bè trong quá trình học tập.

  • Các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trong giai đoạn tiếp theo:

– Tiếp tục xây dựng kỷ cương, nền nếp nhà trường, thực hiện theo hướng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

– Tăng cường giáo dục kĩ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, ATGT, bạo lực học đường cho học sinh.

– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ưu tiên xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL có chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị đạo đức vững vàng,  đồng thời coi trọng xây dựng đội ngũ nhân viên về ý thức và năng lực chuyên môn phục vụ dạy học, giáo dục, quản lí nhà trường.

– Đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục TH. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

– Củng cố, tham mưu xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng đồng bộ, hiện đại.

– Thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học và công tác quản lý, dạy học.

– Phối hợp 3 môi trường giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp hành động đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý, giáo dục học sinh.

– Thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục, áp dụng các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia vào việc đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường.

II/ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

  1. SỨ MỆNH:

“Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện có dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm để mỗi học sinh có cơ hội bình đẳng trong học tập và phát triển những năng lực sẵn có của từng cá nhân”. Làm cho mọi học sinh đều thấy rằng: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

  1. TẦM NHÌN

Đến năm 2025 Trường TH & THCS Quốc Tế Mỹ Úc sẽ trở thành một trong những trường chất lượng tốt, an toàn để học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện. Nơi mà học sinh luôn hướng tới sự phát triển và không ngừng hoàn thiện về trí tuệ và nhân phẩm.

  1. GIÁ TRỊ CỐT LÕI

– Biết vượt khó trong học tập;

– Có tính kiên trì và nhẫn lại;

– Có lối sống lành mạnh, biết ứng xử tốt trong mọi tình huống;

– Có lập trường tư tưởng vững vàng;

– Khoẻ mạnh cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

  1. PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

“An toàn-Thân thiện-Chất lượng-Hiệu quả”

III/ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

  1. Mục tiêu chung:

– Nâng cao chất lượng đội ngũ CB GV NV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục.

– Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

– Hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị để phát triển tốt nhà trường.

– Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục.

  1. Mục tiêu cụ thể:

             – Mục tiêu ngắn hạn: Năm 2020- 2021, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học

            – Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2023, được đầu tư đầy đủ khẳng định được chất lượng giáo dục.

            – Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025, khẳng định chất lượng giáo dục và thương hiệu nhà trường được nâng cao.

  • Về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

Trong giai đoạn 2020-2025, nhà trường phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

– Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới.

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi 100%.

– 100 % giáo viên đạt chuẩn, và phấn đấu đạt trên chuẩn.

– 90% giáo viên đạt kết quả BDTX hàng năm.

– 100% giáo viên đạt trình độ A, B Tin học và ngoại ngữ.

– 80% giáo viên đạt trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên.

– Phấn đấu có 80% giáo viên đạt GV Giỏi cấp trường

– 100% nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

  • Về học sinh:

Qui mô:

Học 2 buổi/ngày 100/ % học sinh. Học bán trú 100% học sinh.

 Chất lượng học tập:

Tỉ lệ học sinh có học lực khá, giỏi tăng. Trên 70% học sinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có thành tích vượt trội trong học tập.

100% học sinh HTCTTH.

Chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống:

Chất lượng đạo đức: 100% học sinh xếp loại phẩm chất đạt trở lên.

Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động cộng đồng.

  • Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học:

Nhà trường phấn đấu:

Sắp xếp phòng học, phòng làm việc, trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.

100% phòng học có đủ bàn ghế đạt chuẩn.

Xây dựng môi trường sư phạm “Xanh – Sạch – Đẹp- An toàn”

IV/ CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

  1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.
  • Thực hiện kế hoạch giảng dạy:

– Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáp dục. Tổ chức giảng dạy đủ các môn học và các hoạt động giáo dục theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình; xây dựng kế hoạch và các biện pháp chuyên môn gắn với yêu cầu thực hiện hiệu quả các cuộc vận động lớn của Đảng, của Nhà nước và của ngành.

– Nâng cao chất lượng giáo dục. Nâng cao chất lượng đào tạo, làm tốt công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập.

– Tăng cường kiểm tra giải quyết kịp thời các khó khăn về chuyên môn. Đảm bảo mỗi giáo viên đều có nhận thức đầy đủ về mục tiêu và yêu cầu trọng tâm các bài dạy và chương trình môn học.

– Phổ cập giáo dục và hoàn thành phổ cập bậc tiểu học.

– Thực hiện tốt nền nếp kỷ cương, tăng cường môi trường sư phạm, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh.

  • Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh:

– Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học với các hoạt động liên quan như xây dựng đội ngũ giáo viên, tăng cường CSVC, thiết bị dạy học. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học thông qua bồi dưỡng giáo viên, xác định trọng tâm bài giảng, chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình, dự giờ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, tổ chức hội thảo cấp trường và cấp TX, cấp tỉnh.

– Tiếp tục thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Học sinh phải hiểu bài, biết tổng hợp kiến thức và có thể biểu đạt chính kiến của bản thân khi làm bài. Thực hiện tốt việc chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo về chương trình, kiểm tra đánh giá.

– Tích cực đổi mới nội dung phương pháp giáo dục, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

– Tăng cường bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ, giảng dạy có chất lượng theo đúng chương trình do Bộ GD&ĐT quy định. Tổ chức tốt công tác kiểm tra, thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong việc tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại, xét duyệt học sinh.

– Lãnh đạo và tổ chức việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, dạy học theo hướng cá thể hóa từng đối tượng HS. Tập cho HS có thói quen học tập theo nhóm, tổ, xây dựng góc học tập ở nhà…

– Huy động nguồn lực, hỗ trợ GV đổi mới PPDH, thực hiện tốt nội dung chương trình GDTH  mới, tổ chức tốt các hoạt động NGLL, xây dựng văn hóa hợp tác trong nhà trường để tạo động lực đẩy mạnh đổi mới.

– Cải tiến việc quản lí đội ngũ, đánh giá đội ngũ giáo viên chú ý đến việc thực hiện đổi mới hoạt động chuyên môn của từng cá nhân, tổ khối.

2.3 Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.

a/ Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường:

– Xây dựng quy chế làm việc, nội quy cơ quan, quy chế dân chủ, tổ chức bộ máy, quy chế chi tiêu nội bộ… dựa trên các văn bản hướng dẫn của ngành.

– Duy trì tốt các hoạt động nền nếp, kỷ cương mang tính truyền thống.

– Bồi dưỡng và nâng cao năng lực tư duy lãnh đạo và năng lực quản lí của Hiệu trưởng, PHT để đổi mới phát triển nhà trường.

– Hướng dẫn cho người đứng đầu các bộ phận, các đoàn thể, tổ nhóm chuyên môn và đội ngũ nhà trường hiểu biết và thống nhất yêu cầu để phát triển.

b/ Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ:

– Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản; có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

– Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ đến năm 2025 trong đó chú ý đến quá trình tự học – tự bồi dưỡng của đội ngũ và lãnh đạo việc hỗ trợ chuyên môn và phát triển nhân cách cho giáo viên.

– Tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhà trường, mỗi thành viên trong đơn vị đều ý thức xây dựng thương hiệu nhà trường, tạo điều kiện tối đa để khuyến khích  khơi dậy năng lực tiềm tàng có trong đội ngũ, xây dựng tinh thần trách nhiệm – tinh thần đoàn kết – sự hợp tác cùng phát triển.

– Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhu cầu tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.4 Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa.

– Xây dựng CSVC nhà trường cơ bản đầy đủ đến năm 2025.

– Đề xuất tu bổ cơ sở vật chất của nhà trường nhằm sửa chữa, nâng cấp và làm mới những phần cơ sở hạ tầng đã xuống cấp để phục vụ cho hoạt động dạy học được tốt hơn.

– Đề xuất đầu tư kinh phí để mua sắm thêm một số trang thiết bị dạy học đã hỏng hoặc còn thiếu và trang thiết bị dạy học CTGDPT 2018.

– Trồng, chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan đẹp cho nhà trường.

– Khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng và nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

2.5 Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện nhà trường bằng công nghệ thông tin.

– Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng nguồn học liệu điện tử, thư viện điện tử…góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học.

– Xây dựng hệ thống quản lý và liên kết thông tin đồng bộ trong nhà trường, đảm bảo hiệu quả quản lý hành chính.

– Xây dựng và sử dung hiệu quả việc kết nối mạng Internet, phát triển mạng nội bộ, khai thác sử dụng triệt để khi có nhu cầu cho hoạt động chuyên môn, hoạt động dạy – học chủ yếu. Đảm bảo thông suốt hệ thống máy tính trong nhà trường.

– Xây dựng hệ thống thông tin phản hồi từ đội ngũ GV, cha mẹ học sinh, học sinh và cộng đồng xã hội.

  • Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác với các đơn vị giáo dục trên địa bàn.

Xây dựng thật vững chắc mối quan hệ giũa nhà trường với CMHS, giữa GVCN với CMHS.

IV/ Phân công trách nhiệm:

  1. Trách nhiệm của Ban giám hiệu:

– Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2020-2025.

– Tổ chức triển khai kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cùng Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ.

– Cụ thể hóa chiến lược phát triển nhà trường trong kế hoạch từng năm học và chỉ đạo thực hiện.

– Mỗi năm một lần, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

  1. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường:

– Căn cứ kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua.

– Tổ chức và phân công lao động hợp lý dựa trên nguồn lực, khả năng và trách nhiệm của từng thành viên.

– Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.

– Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả công việc.

  1. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên:

– Thực hiện kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch chung của nhà trường.

– Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, mỗi CB-GV-NV phải là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.

– Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường.

  1. Trách nhiệm của học sinh:

– Ra sức học tập, rèn luyện bản thân vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.

– Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, rèn kỹ năng sống, để sau này ra trường có vốn sống cần thiết cho mình và là người công dân tốt.

  1. Trách nhiệm của cha mẹ học sinh

– Phối hợp với nhà trường, giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị trong chiến lược đã vạch ra.

– Luôn có những ý kiến tham mưu,đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của chiến lược.

V/ KẾT LUẬN

Kế hoạch chiến lược nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trên đây là kế hoạch “Chiến lược phát triển trường TH & THCS Quốc Tế Mỹ Úc giai đoạn 2020-2025”./.

    Nơi nhận:

–          PGD & ĐT Q6;

–          Các bộ phận & Tổ nhóm CM;

–          Lưu VP.

                      HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Trần Thị Mỹ Hạnh

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *